Cà phê Robusta chính là điểm nhấn trong nét văn hoá cà phê của người Việt Nam. Robusta mang trong mình mùi vị đậm mà đắng hơn hẳn Arabica. Nhưng cũng bởi cái mùi vị đặc trưng lại càng khiến người Việt yêu Robusta hơn hẳn Arabica. Nghe nhiều và uống nhiều cà phê được chiết xuất từ Robusta nhưng có lẽ bạn vẫn chưa hiểu hết về hạt cà phê đặc biệt này đâu. Vậy còn chờ gì mà không cùng D’codeS đi tìm hiểu ngay về cà phê Robusta trong bài viết dưới đây.
Cà phê Robusta chính là điểm nhấn trong nét văn hoá cà phê của người Việt Nam. Robusta mang trong mình mùi vị đậm mà đắng hơn hẳn Arabica. Nhưng cũng bởi cái mùi vị đặc trưng lại càng khiến người Việt yêu Robusta hơn hẳn Arabica. Nghe nhiều và uống nhiều cà phê được chiết xuất từ Robusta nhưng có lẽ bạn vẫn chưa hiểu hết về hạt cà phê đặc biệt này đâu. Vậy còn chờ gì mà không cùng D’codeS đi tìm hiểu ngay về cà phê Robusta trong bài viết dưới đây.
Cà phê Robusta đến từ đâu?
Chúng ta sẽ đi ngược lại dòng lịch sử về những ngày đầu xuất hiện cà phê Robusta với cái tên Coffea Canephora tại Congo - Bỉ ở thế kỷ 19. Lúc đầu Robusta được biết đến là một giống cây bụi mọc hoang. Cho đến sau này khi con người và ngành công nghiệp phát triển hơn, chúng được nghiên cứu, nuôi trồng và trở nên phổ biến như ngày nay.
Bên cạnh đó, Uganda - một quốc gia khác thuộc Châu Phi cũng ghi nhận Robusta là loại cây cà phê bản địa xuất hiện ở những khu rừng nhiệt đới.
Một bước ngoặt mới của hạt cà phê này là đến năm 1900, Robusta được đưa vào Đông Nam Á để thay thế cho giống Arabica bị bệnh gỉ sắt ăn mòn hoàn toàn.
Hiện nay cà phê Robusta chiếm đến 40% tổng sản lượng cà phê trên toàn thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam, hạt cà phê Robusta được rất phổ biến nhờ khí hậu và đất đai phù hợp.
► ĐỌC THÊM: Cà phê đặc sản và những điều chưa biết về cà phê đặc sản
Đặc điểm tự nhiên của hạt cà phê Robusta
Cây cà phê Robusta được đánh giá là loại cây khá dễ trồng. Chúng sinh trưởng và phát triển phù hợp ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới và có độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển.
Robusta có thể chịu được cái nóng và nắng lên đến 36 độ C nhưng lại nhạy cảm với thời tiết lạnh. Loại cây cà phê này không có khả năng chịu lạnh và chúng cần lượng nước tương đối lớn, khoảng 1200 - 2500mm.
Cây cà phê Robusta có khả năng chống chịu khá tốt trong tự nhiên, có thể thích ứng và chống côn trùng tương đối cao nhờ các đặc tính riêng của nó như hàm lượng caffeine cao và hàm lượng Chlorogenic Acid (CGA). Nhờ vậy mà cây cà phê Robusta sinh trưởng khá nhanh, từ 2 đến 4 năm để thu hoạch quả cà phê.
Một số những thông tin liên quan đến hạt cà phê Robusta
Nhắc đến cà phê Robusta chắc hẳn các Barista sẽ thường nhắc đến hương vị đặc trưng của nó. Cà phê Robusta mang mùi hương nồng và đậm hơn hẳn Arabica bởi hàm lượng caffeine trong cà phê cao gấp đôi Arabica, từ 2- 2,5%.
Khi uống cà phê Robusta bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đặc hòa quyện cùng vị đắng, vị chát và một chút chua trong đó. Hương vị này được nhiều người đánh giá là gắt và đắng hơn vị của cà phê Arabica. Nhưng cũng bởi cái vị đắng, sự đậm đà của riêng Robusta mới có thể hút hồn người Việt đến vậy.
Xét về mặt hình thức, hạt cà phê Robusta có kích thước nhỏ hơn Arabica, dáng hạt hơi tròn, rãnh giữa là đường thẳng, màu vàng nâu sáng, gần giống với màu của hạt đỗ tương và sẽ chuyển sang nâu đậm khi được rang lên.
Trên thị trường cà phê, hạt cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn hạt Arabica. Tuy nhiên sẽ không có một định nghĩa chính xác nào nói về việc loại hạt nào ngon hơn bởi sở thích của từng người đều khác nhau. Có những người thích vị thanh, nhẹ ở Arabica nhưng không thiếu người lại “nghiền” cái chất đắng chát, vị đậm đà xộc thẳng vào đầu lưỡi của Robusta.
Nhưng nếu xét về thành phần dinh dưỡng, theo một số phân tích của các nhà khoa học thì hạt cà phê Arabica chứa tỷ lệ đường và Lipid cao hơn Robusta nhưng hàm lượng caffeine và Chlorogenic Acid lại thấp hơn rất nhiều. Hàm lượng caffeine nếu được nạp quá nhiều vào trong cơ thể cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định. Bởi vậy hạt Arabica thường được ưa chuộng hơn trên thế giới.
Hiện nay, cà phê Robusta thường được chế biến theo phương pháp đơn giản nhất là phương pháp chế biến khô. Phương pháp này sẽ giúp hạt Robusta giữ được nguyên chất cái hương vị đặc trưng của nó. Tuy nhiên, có rất nhiều Barista đã trộn hai loại cà phê Robusta và Arabica với nhau theo những tỷ lệ nhất định để tạo ra một loại thức uống mới được hòa quyện giữa vị cà phê tinh khiết của Arabica thêm vị đăng đắng, đậm đà của Robusta. Tất cả như tan dần vào nhau tạo nên một hương vị thơm ngon cực kì.
Trong bài viết trên D’codeS đã đưa bạn đi tìm hiểu về những nét đặc trưng của cà phê Robusta. Hạt cà phê này tuy không được đánh giá cao về mặt chất lượng và mùi vị như Arabica nhưng nó lại mang những nét rất riêng - vừa đăng đắng, gai góc nhưng cũng phảng phất vị ngọt ngào khi tưởng chừng cà phê đã trôi sâu vào trong miệng.
► ĐỌC THÊM: Khóa học Sensory to coffee tại D'codeS
Ngoài ra, nếu bạn thật sự yêu thích cà phê, hứng thú cái quy trình chế biến cà phê hay nuôi mộng trở thành một Barista chuyên nghiệp thì đừng chần chừ mà hãy đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
-
-
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
-
Hotline: 0989959548
-
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes