Nắm bắt được những thuật ngữ được dùng khi rang cà phê sẽ giúp bạn ghi điểm rất lớn đối với các nhà tuyển dụng nước ngoài đấy nhé. Bởi vậy còn chờ gì mà không cùng D’codeS khám phá ngay những thuật ngữ chuyên môn thường dùng khi rang cà phê trong bài viết dưới đây.
Nắm bắt được những thuật ngữ được dùng khi rang cà phê sẽ giúp bạn ghi điểm rất lớn đối với các nhà tuyển dụng nước ngoài đấy nhé. Bởi vậy còn chờ gì mà không cùng D’codeS khám phá ngay những thuật ngữ chuyên môn thường dùng khi rang cà phê trong bài viết dưới đây.
Thuật ngữ về các dụng cụ, thiết bị rang cà phê
-
Drum Roaster: Loại máy rang có lòng trống quay để khuấy được hạt cà phê
-
Fluid Bed Roaster: Loại máy rang cà phê hoạt động dựa trên nguyên lý đẩy khí nóng bao xung quanh hạt cà phê
-
Afterburner: Thiết bị dùng để khử khói và mùi hôi được tích hợp trong quá trình rang
-
Bean Probe: Dụng cụ đo nhiệt độ bên ngoài hạt cà phê, được tích hợp vào máy rang
-
Conduction: Sự dẫn nhiệt trực tiếp qua chất liệu
-
Convection: Sự truyền nhiệt dựa trên chuyển động đối lưu
► ĐỌC THÊM: Kỹ năng rang xay cà phê chuẩn
Các thuật ngữ thường được dùng trong quá trình sơ chế, hạt cà phê
-
Acids: Các loại acid có trong hạt cà phê góp phần tạo nên hương vị đa dạng cho cà phê như: acetic, citric, malic, tartaric, phosphoric …
-
Aged Coffee: Loại cà phê lâu năm, đặc trưng của loại cà phê này là mang hương vị của đất, vị cay.
-
Black Bean: Hạt cà phê bị đen bên trong do sâu bệnh, nấm mốc
-
Chaff: Là lớp vỏ lụa bên ngoài hạt cà phê sẽ bị bong ra trong quá trình rang
-
Furans: Đây là những thành phần cấu tạo nên hương cà phê
-
Wet Process: Quá trình sơ chế ướt quả cà phê thành cà phê nhân trước khi rang.
Các thuật ngữ thường dùng trong quá trình rang cà phê
-
Bean Temperature: Nhiệt độ bên ngoài bề mặt cà phê trong quá trình rang
-
Degree of Roast: Mức độ rang cà phê
-
Endothermic: Giai đoạn cà phê hấp thụ nguồn nhiệt
-
Exothermic: Phản ứng toả nhiệt xảy ra vào lúc nổ lần 1 và lần 2
-
Crack: Tiếng nổ xuất hiện trong quá trình rang
-
Roast Taste: Mùi cảm nhận được trong quá trình rang
-
Trigonelline: Là những thành phần tạo ra vị đắng trong hạt cà phê và sẽ giảm dần khi rang đậm hơn
-
Facing: Bề mặt cà phê sẽ bị cháy xém trong quá trình rang khiến vị cà phê có vị đắng khi uống
-
Scorching: Những vết cháy xém xuất hiện trên bề mặt cà phê khi sử dụng nhiệt quá cao ở giai đoạn đầu
-
Tipping: Vết cháy xém xuất hiện trên bề mặt cà phê do sử dụng nhiệt quá cao ở giai đoạn trước khi lần nổ 2 bắt đầu
-
Caramelization: Đây là phản ứng có sự tham gia của đường trong quá trình rang, đường càng bị caramel hóa thì càng ít ngọt nhưng hương vị cà phê sẽ phức tạp hơn.
-
Maillard Reaction: Là phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình rang giữa nhóm đường khử và amino acid khiến hạt cà phê chuyển màu.
-
Strecker Degradation: Đây là phản ứng xảy ra khi rang đậm khiến các amino acids tương tác với các hoạt chất carbon trong môi trường ẩm, nảy sinh ra khí CO2 và Aldehyde …
-
Pyrolysis: Là sự phân giải hoá học của chất béo và carbohydrates để tạo ra nên chất dầu của hạt cà phê.
Các thuật ngữ về chất lượng cà phê khi rang xong
-
City Roast: Độ rang được lấy ra sớm nhất, sau khi quá trình rang nổ lần 1 kết thúc, vẫn giữ được đặc tính hương vị của hạt cà phê, thường dùng cho kiểu pha cà phê bằng filter.
-
City+ Roast: Độ rang được lấy ra sau khi nổ lần 1 kết thúc từ 40 giây đến 1 phút. Các hạt cà phê được phát triển thêm để tăng độ phức tạp về hương vị.
-
Full City Roast: Độ rang được lấy ra ngay trước lần nổ thứ 2, bề mặt hạt cà phê hơi bóng dầu; độ rang này thích hợp để pha cà phê Espresso vì có sự cân bằng giữa các vị ngọt – đắng – chua.
-
French Roast: Độ rang được lấy ra lần nổ thứ 2 khoảng hơn 1 phút, lúc này bề mặt hạt cà phê có nhiều dầu, cà phê được pha chế sẽ có vị đắng mạnh, không còn vị ngọt và vị chua.
-
Quakers: Là những hạt cà phê chưa chín hoặc thiếu dưỡng chất khiến hạt cà phê khi rang xong có màu sáng hơn, chứa ít đường, hương vị không bằng các hạt đạt chuẩn.
-
Roast Defect: Là các lỗi trong quá trình rang như tipping, scorching… khiến cà phê có mùi khó chịu khi thưởng thức.
Trong bài viết trên D’codeS đã giúp các bạn tổng hợp lại những thuật ngữ chuyên môn thường được sử dụng trong quá trình rang cà phê. D’codeS hy vọng với vốn kiến thức đó sẽ giúp ích cho bạn trên hành trình trở thành một Barista chuyên nghiệp.
► ĐỌC THÊM: Khóa học rang cà phê kết hợp của D'codeS
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp, muốn tìm hiểu về cà phê, các khóa học pha chế cà phê, hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì hãy tìm hiểu và đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
-
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
-
Hotline: 0989959548
-
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes