Cà phê chồn hay còn được gọi là cà phê phân chồn được xếp vào những loại cà phê đắt đỏ và quý hiếm nhất thế giới. Có lẽ không ít bạn đã nghe đến loại cà phê này rồi nhỉ nhưng các bạn có biết tại sao cà phê chồn lại là loại cà phê đắt đỏ và quý hiếm đến vậy không trong khi nó chỉ là phân chồn? Nếu bạn đang thắc mắc hay nghi ngờ về loại cà phê này thì hãy cùng D’codeS đi khám phá ngay nào.
Cà phê chồn hay còn được gọi là cà phê phân chồn được xếp vào những loại cà phê đắt đỏ và quý hiếm nhất thế giới. Có lẽ không ít bạn đã nghe đến loại cà phê này rồi nhỉ nhưng các bạn có biết tại sao cà phê chồn lại là loại cà phê đắt đỏ và quý hiếm đến vậy không trong khi nó chỉ là phân chồn? Nếu bạn đang thắc mắc hay nghi ngờ về loại cà phê này thì hãy cùng D’codeS đi khám phá ngay nào.
Cà phê chồn là gì?
Cà phê chồn thực ra là cà phê lẫn với phân chồn. Khi chồn ăn quả cà phê, nó sẽ nhả lớp vỏ bên ngoài, chỉ nuốt phần thịt và hạt bên trong. Tuy nhiên do chồn hương không tiêu hóa được hạt cà phê nên nó sẽ thải ra ngoài.
Hạt cà phê mà chồn ăn đã được tiêu hóa ở dạ dày chồn, dưới tác động của các enzyme tiêu hóa làm biến đổi cấu trúc protein có trong hạt cà phê khiến một số acid bị loại bỏ và làm hương vị cà phê chồn trở nên đặc biệt hơn.
Cà phê chồn có mùi vị béo ngậy, vị chua của hạt cà phê sẽ thanh hơn rất nhiều so với hạt ban đầu, hương vị cũng trở nên đặc biệt, thơm ngon hơn các loại cà phê thông thường.
Một số người đã thử uống cà phê chồn miêu tả lại rằng mùi của cà phê chồn sẽ thoang thoảng giống với mùi mốc nhưng vô cùng khác lạ bởi cái vị đăng đắng pha lẫn với với hương vị ngọt ngào, đậm đà của socola, caramel hay các loại hương hoa trái.
► ĐỌC THÊM: Quy trình diệu kỳ mang tên "From farm to cup"
Sự ra đời của cà phê chồn
Khi cà phê mới du nhập vào Pháp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khiến giá thành cà phê trở nên vô cùng đắt đỏ. Bởi vậy những người nông phu sẽ khó có thể được uống thử các loại cà phê mà họ thu hái. Họ chỉ có thể thu nhặt những hạt cà phê do những chú chồn hương thải ra để pha chế cà phê. Tuy nhiên khi uống thử thứ cà phê này họ lại phát hiện ra hương vị của cà phê chồn vô cùng khác biệt, thơm ngon hơn hẳn các hạt cà phê thông thường.
Tại sao cà phê chồn lại đắt đến thế?
Sau khi phát hiện ra mùi vị đặc biệt của cà phê chồn, loại cà phê này nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tuy vậy do loài chồn chỉ phân bố ở một số khu vực cố định đồng nghĩa với việc chỉ có một vài quốc gia mới có thể sản xuất được loại cà phê này như Indonesia, Việt Nam, Ethiopia...khiến cho sản lượng cà phê chồn cũng vô cùng hạn chế.
Bạn có biết rằng chồn là loại động vật có khả năng đánh hơi vô cùng tốt nên chúng chỉ chọn những hạt cà phê ngon nhất trên cây cà phê để ăn. Đó là những hạt chín mọng, không bị sâu bệnh, không bị nứt, xước và không có nhựa bám bên ngoài. Do vậy cà phê chồn chính là những hạt cà phê được chọn lọc kỹ càng nhất, những hạt chất lượng nhất thông qua những chú chồn chuyên gia này.
Cà phê chồn có hương vị đặc biệt, thơm ngon với một quy trình thu hoạch và sản xuất vô cùng phức tạp và tốn nhiều thời gian nên có giá thành rất đắt đỏ. Giá thành cà phê chồn nuôi luôn dao động ở mức 20.000.000đ/kg đến 70.000.000đ/kg.
Quy trình chế biến cà phê Chồn
Để làm ra được cà phê chồn cũng đòi hỏi một quy trình vô cùng độc đáo và phức tạp:
-
Hạt cà phê lẫn với phân của chôn sẽ được gom lại trong vòng 24 tiếng để đảm bảo nhiệt độ sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê hoặc côn trùng đục khoét.
-
Sau khi hạt đã được gom lại sẽ mang đi tẩy rửa thật sạch sẽ để loại bỏ các loại vi khuẩn và tạp chất bám vào.
-
Hạt cà phê sau khi rửa sạch sẽ được phơi dưới ánh nắng mặt trời sao cho độ ẩm sau khi phơi chỉ còn ở mức 10 đến 12%. Hạt cà phê chồn sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời sẽ trở nên sáng trong, khi rang sẽ thơm hơn các loại cà phê khác.
-
Sau khi kết thúc quá trình phơi, người chế biến sẽ cho hạt cà phê vào máy để tách bỏ lớp vỏ bên ngoài còn sót lại và tiếp tục đưa cà phê vào giai đoạn sàng lọc thủ công để phân chia ra từng hạt cà phê.
-
Sau đó là quá trình rang cà phê chồn. Cà phê sẽ được cho vào chảo có hình tròn và hình trụ kín, có trục quay được nối liền với tay cầm.Trục quay được đặt trên bệ đỡ và được đun thủ công bằng bếp đun than, củi phía dưới. Nhiệt độ chảo rang cà phê phải nóng từ 230 - 240 độ C nên thông thường chỉ rang vài chục phút là hạt cà phê sẽ được chuyển sang màu nâu, lúc này bạn sẽ ngửi được mùi thơm vô cùng cuốn hút của cà phê chồn.
Trong bài viết trên D’codeS đã đưa các bạn đi tìm hiểu về cà phê chồn và những vấn đề xung quanh loại cà phê đặc biệt này. Có lẽ bởi việc tìm kiến, chế biến loại cà phê này đòi hỏi quá nhiều chi phí, quy trình nên hiện nay một số các quốc gia đã sử dụng chồn nuôi để lấy hạt cà phê.
► ĐỌC THÊM: Khóa học chiết xuất nâng cao tại D'codeS
Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp, muốn tìm hiểu về cà phê và cách pha chế cà phê, hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì còn chờ gì mà không đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
-
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
-
Hotline: 0989959548
-
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes