Đối với người Việt, cà phê không chỉ là một món thức uống như bao thứ đồ uống khác mà chẳng biết từ bao giờ cà phê đã len lỏi vào tâm hồn, vào thói quen của mỗi chúng ta. Nhắc đến cà phê là nhắc đến cái vị đăng đắng nơi đầu lưỡi, cái vị đậm đà, mùi hương hạnh nhân hòa lẫn cùng mùi đất mẹ thơm nức vương vấn nơi chóp mũi. Rồi cứ thế, cà phê trở nên thân quen lắm, thân quen đến nỗi khi làm việc, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân, khi nhâm nhi một mình … vẫn tách cà phê ấy. Văn hóa cà phê cuối cùng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân đất Việt. Cái thứ văn hóa lạ kỳ đó bắt nguồn như thế nào, các bạn hãy cùng D’codeS đi tìm hiểu nhé.
Lịch sử văn hóa cà phê Việt
Cà phê theo chân người Pháp vào Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Lúc đầu, thức uống có mùi vị đăng đắng, đậm đà này chỉ dành riêng cho giới quý tộc Việt, các quan chức Pháp và tầng lớp trí thức giàu có chốn xa hoa, nơi thành thị. Dần dần, người Việt bắt đầu yêu thích cái mùi vị đặc trưng này, cứ uống lại thành ra nghiện mãi. Cho đến nay, cà phê đã trở thành một loại đồ uống phổ biến trong cuộc sống của người dân Việt Nam, một nét văn hóa ẩm thực lâu đời.
Lúc đầu cà phê chỉ được trồng tại vườn của các nhà thờ phía bắc Việt Nam từ khoảng những năm 1880. Đến năm 1920 cây cà phê mới được trồng nhiều ở các nơi Daklak, Gia Lai - Kon Tum.
Cho đến nay cà phê Việt đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế khi nhiều năm liền đều được biết đến là quốc gia có sản lượng cà phê đứng trong top đầu trên thế giới và tạo dựng được nét cà phê rất riêng của người Việt. Hai loại cà phê được trồng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam là Arabica và Robusta nhưng Robusta chiếm chủ yếu và người Việt cũng thích cái vị đậm đà của cà phê Robusta hơn Arabica.
Đặc điểm văn hóa cà phê Việt Nam
Người Việt thưởng thức cà phê với một phong cách rất riêng biệt, không hề vội vã như người Mỹ, cũng không giống người Ý. Người Việt chịu ảnh hưởng bởi một chút nét văn hóa nhâm nhi cà phê của người Pháp nhưng vẫn có những nét rất riêng, rất độc đáo mà chẳng thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Chính cái nét độc đáo và khác biệt đó đã tạo nên văn hóa cà phê Việt.
Người Việt Nam thường uống cà phê một cách từ từ, chậm rãi, nhâm nhi để thưởng thức. Có những người vừa ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm để vị đắng cứ tan dần ra, vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè, với đối tác làm ăn. Hay đơn giản chỉ là có tách cà phê bên cạnh trong lúc làm việc vừa giúp tỉnh táo vữa đỡ trống vắng. Đặc biệt hơn nữa có những người vừa thưởng thức cà phê vừa suy ngẫm về cuộc đời, cuộc sống hay con người…
Người Việt thích vị cà phê đậm đà, đăng đắng, vị chua thanh thanh, tươi, sạch, có độ dầu đậm, có mùi thơm hạnh nhân pha lẫn mùi tự nhiên của đất. Tùy mỗi loại cà phê mà mang đến cho người thưởng thức những cảm nhận về độ chua, độ dầu và mùi hương của các loại hoa trái khác nhau.
Người Việt thích những tách cà phê phin bởi hương vị của cà phê pha phin đặc biệt vô cùng, mùi cà phê, vị cà phê sẽ luôn được giữ nguyên, vẫn cái chất đắng ấy, độ dầu ấy chẳng lẫn đi đâu được. Người Việt còn thích cà phê phin bởi một lý do khác đó là cái cảm giác ngồi chờ đợi từng giọt cà phê rơi trong lúc ngắm phố phường, trò chuyện với nhau thì thật tuyệt vời.
Bạn có biết rằng, người ta có thể đoán được tính cách con người, văn hóa vùng miền qua cách pha chế và sở thích uống cà phê của người Việt không?
Người miền Nam thường bọc cà phê trong tấm vải rồi nấu trong nồi, họ cũng thích uống cà phê đá hơn cà phê nóng. Người miền Bắc thì ngược lại, chỉ thích uống cà phê phin, đen hoặc nâu được pha thật đậm đặc
Mỗi vùng miền, mỗi nơi cái nét văn hóa cà phê Việt lai có sự thay đổi trong cách pha chế, sở thích, mùi vị nhưng tình yêu, đam mê với cà phê thì ở đâu cũng giống.
Trong bài viết trên, D’codeS đã cùng các bạn đi khám phá về nguồn gốc và văn hóa cà phê Việt. Chắc hẳn không phải bất cứ người Việt nào cũng thích cà phê và uống được cà phê nhưng cà phê lại mang một dáng hình đặc biệt trong tâm trí mỗi người Việt Nam. Đó là niềm tự hào về mảnh đất có nguồn xuất khẩu cà phê luôn đứng trong top thế giới, đó là hương vị nồng đậm, đắng mà bùi, ngọt và chát của riêng Việt Nam. Yêu cà phê như yêu chính cái nền văn hóa thưởng thức cà phê chẳng giống bất cứ đâu này.
► ĐỌC THÊM: Khóa học Barista nâng cao tại D'codeS
Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp, muốn tìm hiểu về cà phê và pha chế cà phê, hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì còn chờ gì mà không đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
-
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
-
Hotline: 0989959548
-
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes