Bạn là người yêu thích cà phê hoặc đơn giản bạn cần cái chất caffeine trong cuộc sống bộn bề của mình. Tuy nhiên có bao giờ bạn thật sự cảm nhận và tự hỏi tách cà phê bạn uống có phải là tách cà phê ngon hay không?
Bạn là người yêu thích cà phê hoặc đơn giản bạn cần cái chất caffeine trong cuộc sống bộn bề của mình. Tuy nhiên có bao giờ bạn thật sự cảm nhận và tự hỏi tách cà phê bạn uống có phải là tách cà phê ngon hay không? Cà phê có muôn hình vạn trạng, đủ loại trên thế giới nhưng để thưởng thức và hiểu được hương vị thật sự của cà phê lại là cả một công trình nghệ thuật. Vậy bạn đã biết cách thưởng thức cà phê đúng chuẩn chưa, nếu chưa thì hãy cùng D’codeS đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1 - Thế nào là một tách cà phê ngon?
Một tách cà phê ngon cần có sự kết hợp giữa vị sạch, tươi hòa quyện cùng hương thơm dịu nhẹ, pha lẫn trong vị chua, vị đắng và vị ngọt tự nhiên của cà phê. Ngoài ra, việc đánh giá một tách cà phê ngon hay không còn phụ thuộc vào sở thích của từng người. Không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một tách cà phê sạch nguyên chất và cảm nhận được đầy đủ những hương vị của nó. Đối với những người nghiền cà phê thì một tách cà phê ngon phải được sản xuất từ những nguyên liệu chất lượng, quy trình chế biến tỉ mỉ đúng kỹ thuật và quá trình rang cà phê đúng chuẩn, khơi dậy lên những hương vị có sẵn trong hạt cà phê.
► ĐỌC THÊM: Các Barista biết gì về cà phê thủ công
2 - Những yếu tố nào tạo nên hạt cà phê ngon nhất
Hạt cà phê chất lượng là loại hạt phải có sự kết hợp đầy đủ của 5 yếu tố về hương và vị: Độ ngọt (sweetness), chua (acidity), đắng (bitter), đậm đà (mouthfeel) và hương thơm (flavor)
2.1 Vị ngọt có trong cà phê
Trong thành phần của một hạt cà phê nguyên chất, đường có thể chiếm từ 6 đến 9% trọng lượng của hạt. Bởi vậy khi thưởng thức cà phê nguyên chất, bạn sẽ cảm được ngay cái vị ngọt lan tỏa nơi đầu lưỡi. Để có thể cảm nhận được vị ngọt một cách rõ ràng nhất, bạn có thể thử uống cà phê pha bằng pour-over như aeropress, melita hay chemex …
Để giữ được vị ngọt thuần khiết của cà phê thì nhà sản xuất cần rất cẩn trọng trong khâu thu hoạch cà phê và sơ chế đúng phương pháp.
2.2 - Vị đắng có trong cà phê
Vị đắng có lẽ là vị ấn tượng mạnh nhất của nhiều người khi nhắc đến cà phê. Nhưng các bạn có biết vị đắng đến từ đâu không? Vị đắng có trong cà phê nguyên chất được tạo ra bởi hàm lượng caffeine có sẵn trong hạt cà phê (và ảnh hưởng 10% của chất Trigonelline).
2.3 - Vị chua có trong cà phê
Bạn khó có thể đánh giá được vị chua có trong cà phê nếu không phải một Barista chuyên nghiệp hay là người am hiểu về cà phê. Mỗi loại cà phê lại mang một vị chua khác nhau. Tuy nhiên có những loại vị chua dễ chịu hay được nhắc đến như: vị chua của cam, chanh, blueberries… nhưng đều có hậu vị cực ngọt. Ngoài ra thì hạt cà phê Arabica có độ chua nhiều hơn Robusta do trong Arabica chứa nhiều hàm lượng Acidity hơn.
2.4 - Vị đậm đà có trong cà phê
Vị đậm đà chính là sự sánh quyện của nước cà phê khi pha chế. Nhưng không phải cà phê pha loãng hơn sẽ không ngon bằng. Ngon hay không phụ thuộc vào sở thích của mỗi người và còn phụ thuộc vào cách pha chế và loại hạt sử dụng. Các Barista trên thế giới luôn đánh giá những loại hạt cà phê có chứa vị chua (Acidity) và hương thơm (Flavor) hơn là loại hạt có chứa vị đậm, đắng.
2.5 - Hương thơm có trong cà phê
Hương thơm của cà phê hiện nay rất phong phú, lên đến hơn 800 mùi vị chỉ nguyên loại hạt Arabica. Hương thơm của cà phê sẽ được phân ra ở từng giai đoạn khác nhau như sau:
-
Ngay sau khi rang xay hạt cà phê
-
Khi tiến hành pha chế sẽ xuất hiện hương thơm của dung dịch cà phê
-
Dư vị của cà phê sau khi thưởng thức
3 - Phong cách thưởng thức cà phê
Mỗi người sẽ có một phong cách thưởng thức cà phê khác nhau và mỗi người cũng sẽ tìm cho mình một định nghĩa riêng khi thưởng thức cà phê. Có người thích cà phê truyền thống vị đậm đà, có người lại đam mê loại cà phê nguyên chất không pha trộn. Ngày nay, thậm chí có những người xem việc thưởng thức cà phê như một nghệ thuật, với họ việc thưởng thức một tách cà phê không đơn giản chỉ là uống cà phê mà nó đã nâng lên thành một đẳng cấp cao hơn.
Ở Việt Nam hiện nay có đến 80-85% các thực khách thưởng thức cà phê phối trộn. Cà phê này còn được gọi là cà phê tẩm, là loại thức uống ngoài cà phê ra, lúc rang cà phê người ta sẽ cho thêm bơ thực vật, rượu hay nước mắm … để tạo thêm vị béo ngậy và mùi thơm cho cà phê.
Loại cà phê cao cấp hơn là cà phê mộc hay chính là cà phê nguyên chất. Số thực khách thưởng thức cà phê mộc chỉ chiếm 15% trong tổng số những người uống cà phê tại Việt Nam. Lý do được đưa ra bởi thực chất ở Việt Nam rất ít người có thể phân biệt được hai loại cà phê phối trộn và cà phê mộc. Ngay cả chủ quán hay các Barista thiếu kinh nghiệm cũng khó có thể phân biệt được hai loại này. Chỉ có cách được thưởng thức thực tế, quan sát tận mắt và có những kiến thức chuyên sâu về cà phê mới có thể hiểu được đâu là cà phê thuần cà phê và đâu là cà phê trộn.
Thưởng thức cà phê với mỗi người lại mang một nét rất riêng, có người thích loại này, có người nghiện hương cà phê kia. Nhưng nếu có dịp bạn hãy nhâm nhi tách cà phê và thử cảm nhận xem tách cà phê bạn uống có đủ cả hương lẫn vị không nhé.
► ĐỌC THÊM: Chương trình đào tạo Barista
Ngoài ra, nếu các Barista muốn tìm hiểu thêm về cà phê hữu cơ, các loại cà phê pha máy khác hay cách pha chế cà phê, các phương pháp pha chế cà phê thủ công hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì hãy đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
-
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
-
Hotline: 0989959548
-
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
-
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes