Quầy pha chế không chỉ là nơi làm việc của các Barista mà nó còn là nơi thu hút sự chú ý của các thực khách khi bước chân vào quán cà phê. Bởi vậy việc thiết kế quầy pha chế cần đảm bảo cả hai yếu tố hợp lý, phù hợp với công việc của các Barista và cả tính thẩm mỹ. Vậy làm sao để có thể thiết kế quầy pha chế đúng chuẩn và phù hợp với cả 2 yếu tố kia, hãy để D’codeS tiết lộ cho các bạn nhé.
Quầy pha chế không chỉ là nơi làm việc của các Barista mà nó còn là nơi thu hút sự chú ý của các thực khách khi bước chân vào quán cà phê. Bởi vậy việc thiết kế quầy pha chế cần đảm bảo cả hai yếu tố hợp lý, phù hợp với công việc của các Barista và cả tính thẩm mỹ. Vậy làm sao để có thể thiết kế quầy pha chế đúng chuẩn và phù hợp với cả 2 yếu tố kia, hãy để D’codeS tiết lộ cho các bạn nhé.
Phù hợp với không gian
Quầy pha chế được xem như bộ mặt, trung tâm thể hiện phong cách của một quán cà phê và sự chuyên nghiệp của các Barista. Do đó quầy pha chế cần được thiết kế làm sao để nổi bật được phong cách mà chủ cửa hàng đang hướng tới. Việc thiết kế quầy pha chế phù hợp với không gian không, với phong cách của quán sẽ khiến cho quán trở nên đồng nhất, đẹp mắt và thu hút hơn.
► ĐỌC THÊM: 4 bước xây dựng menu quán cà phê
Thiết kế quầy pha chế theo quy tắc một chiều
Các bạn nên thiết kế quầy pha chế theo hình dạng chữ U, chữ L hoặc chữ O để đảm bảo tuân theo quy tắc “một chiều” nhằm tối ưu việc vận hành và thời gian làm việc của các Barista trong quầy, hạn chế tối đa sự vướng víu, chật chội.
Thuận tiện với nhân viên
Các quầy pha chế nên được thiết kế tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp với tầm với của nhân viên, đảm bảo sự thuận tiện nhất cho nhân viên khi làm việc. Bởi khi các dụng cụ, nguyên liệu pha chế đặt quá cao, quá xa sẽ gây khó khăn và làm mất nhiều thời gian trong việc lấy đồ, tìm đồ ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc. Thông thường, các quán cà phê sẽ thiết kế chiều cao của quầy phù hợp với tầm vòng người Việt là mặt ngoài từ 100 đến 120cm và mặt trong là 81cm.
Chú ý vị trí của máy pha cà phê, máy xay cà phê khi thiết kế quầy pha chế
Để pha chế cà phê thì không thể thiếu máy pha cà phê và máy xay cà phê, hai loại máy này cũng không thể tách rời nhau mà nên được đặt cạnh nhau và đặt ở phía trong ngay quầy pha chế. Việc sắp đặt này sẽ tạo cho khách hàng sự hứng thú khi tận mắt nhìn thấy cách pha chế một tách cà phê. Đồng thời cũng tạo niềm tin cho khách và sự thuận tiện của các Barista khi có thể xay và pha ngay một tách cà phê.
Chú ý vị trí quầy thu ngân khi thiết kế quầy pha chế
Khi các bạn thiết kế quầy pha chế kết hợp với việc xây dựng quầy thu ngân vào chung hoặc ngay sát cạnh nó sẽ giúp rút ngắn quá trình phục vụ khách hàng, tiết kiệm thời gian cho cả nhân viên và khách hàng, đặc biệt là với những quán take away.
Chú ý vị trí tủ làm đá, tủ đựng đá, tủ đông
Tủ mát, tủ đông hoặc tủ để nguyên liệu nên được đặt ở vị trí thích hợp, thuận tiện và gần với nhân viên. Việc đặt sai vị trí (quá xa) sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và quá trình pha chế.
Tủ đựng đá, tủ làm đá thì nên đặt xa máy pha cà phê, tránh sự đối lập giữa hơi nóng và lạnh của 2 loại máy dễ gây ra sự cố và bụi của máy pha sẽ dễ rơi hoặc bay vào tủ đá. Bởi vậy các bạn cần chú ý đặt đúng các vị trí khi thiết kế quầy pha chế để đảm bảo mọi việc được hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nhất.
Khu vực vệ sinh, bồn rửa
Bạn nên xây dựng khu vực bồn rửa ngay cạnh quầy pha chế, cạnh máy xay, máy pha cà phê để có thể làm sạch các dụng cụ, máy móc ngay khi thao tác xong. Cạnh khu vực bồn rửa bạn cũng nên thiết kế thêm một kệ tủ nhỏ hoặc khoảng trống để thuận tiện cho việc đặt ly.
Thùng rác nên được đặt ngay dưới bồn rửa để có thể dễ dàng xử lý đồ thừa, nguyên liệu không dùng tới hoặc hư hỏng. Tuy nhiên bạn nên đặt thùng rác ở những nơi kín đáo ( có thể đặt trong một cái ngăn nhỏ của tủ dưới) và có lỗ hổng ở phía trên để tiện thao tác và đảm bảo vệ sinh cũng như tính thẩm mỹ.
Chú ý:
-
Khu vực vệ sinh, bồn rửa không nên đặt gần các thiết bị điện dễ gây ra tai nạn như cháy nổ, chập điện do bị nước bắn vào.
-
Bạn nên dùng loại đá chống trơn khi lát nền nhưng cũng phải dễ lau chùi.
Trong bài viết trên D’codeS đã hướng dẫn cho các bạn về 7 quy tắc thiết kế quầy pha chế nhằm tối đa hiệu quả làm việc cho các Barista nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ chung cho quán cà phê.
► ĐỌC THÊM: Khóa học Barista nâng cao tại D'codeS
Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một Barista, muốn tìm hiểu về cách pha chế cà phê Espresso, hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì còn chờ gì mà không đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
-
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
-
Hotline: 0989959548
-
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes